Nga là đất nước nổi tiếng với nền văn hóa truyền thống được lưu giữ lâu đời nhất thế giới, được lưu giữ từ đời này qua đời khác ở trên khắp đất nước. Nhiều ngành ngề thủ công mỹ nghệ không những lưu trữ được nét văn hóa đặc sắc của dân tộc mà còn là những món quà lưu niệm đầy ý nghĩa cho khách du lịch, trong đó có Bát đĩa bằng gỗ - một sản phẩm truyền thống độc đáo của Nga.
Bát đĩa gỗ nước Nga từ xa xưa đã được sử dụng rộng rãi bắt đầu từ thế kỷ XIX. Màu vàng lấp lánh, ngọn lửa của màu đỏ son, chiều sâu bí ẩn của phông nền màu đen – đó là Khokhloma.
Mọi người bị Khokhloma thu hút bởi cách sơn màu độc đáo, nước sơn đẹp, những hình họa sặc sỡ của ngày hội và vẻ đẹp của họa tiết. Đồng thời sản phẩm có giá rẻ và dùng được lâu: những món ăn nóng không làm thay đổi màu sắc, không mất đi những họa tiết.
Những tách trà, bình đựng muối, những chiếc đĩa lòng sâu trắng – được gọi là “belio” – ban đầu được sấy khô, sau đó được phủ một lớp đất sét lỏng để che lấp các kẽ hở của gỗ. Việc này được thực hiện nhằm làm gỗ không thấm sơn sẽ được phủ lên sau đó.
Trong những họa tiết của Khokhloma hầu như không có thể loại tả cảnh; nghệ thuật của những người họa sĩ hướng vào việc miêu tả hình dáng thực vật hay người ta gọi là “những họa tiết cây cỏ”. Những hoa văn họa tiết này có liên quan tới hội họa truyền thống nước Nga cổ. Những thân cỏ mềm mại chạy khắp mặt vật dụng tạo nên một vẻ ngoài đặc biệt lộng lẫy cho đồ vật.
Màu vàng lấp lánh, ngọn lửa của màu đỏ son, chiều sâu bí ẩn của phông nền màu đen – đó là Khokhloma.
Nghệ thuật điêu khắc trên gỗ đã hình thành và phát triển từ những thế kỷ XV tu viện Troitse – Sergiev. Sang thế kỷ XVI tu viện này trở thành trung tâm hoạt động nghệ thuật, đến thế kỷ thứ XVII những bộ đồ bằng gỗ trang trí bằng vàng và sơn màu đỏ son của Troitse mới nổiNNtiếng khắp nước Nga. Ở những làng thuộc tu viện, có những người thợ làm tranh thánh, nghệ nhân các nghề trang trí khác như người làm thìa gỗ, làm gáo, thợ tiện, thợ bạc làm việc.
Trong bảng kiểm kê của tu viện năm 1641 có hàng trăm chiếc bình, gàu cũng như những chiếc đĩa được làm từ các loại gỗ khác nhau. Người ta cho rằng những bộ đồ bằng gỗ của tu viện với các hình dáng và cách trang trí khác nhau đã được tặng cho những vị khách nước ngoài như món quà kỷ niệm về nghệ thuật dân tộc đều được mạ vàng.
Vào thế kỷ XVII – XVIII, những người trang trí đã thay cho việc mạ vàng bằng việc sử dụng bột bạc. Bề mặt của gỗ phủ bạc được quét một lớp sơn lanh vàng, đặt trong lò nung, nhờ vậy nó có ánh rất giống vàng. Kỹ thuật này rất gần với kỹ thuật của Khokhloma, chỉ có thay thế bột bạc trong công đoạn đầu tiên bằng thiếc. Ngày nay nó được thay bằng bột nhôm.
Nguồn gốc những trang trí của Khokhloma với cách kết hợp màu đặc biệt chịu ảnh hưởng của nghệ thuật trang trí thế kỷ XV – XVI: màu đỏ tươi, màu đen và màu vàng; những cành cây với chùm quả dại.
Vào thế kỷ XV – XVI có thể bắt gặp những sự kết hợp màu sắc tương tự trong những bức tranh và tượng thánh, trong họa tiết bìa những cuốn sách. Những họa tiết này cũng có thể bắt gặp trong các đồ dùng, bát đĩa và cả nơi ở. Ví dụ như những cây cỏ, hoa và lá vàng được vẽ trên tường đỏ Prestolnaya trong cung điện Teremnyi của điện Kremlin (1635 – 1636).
Tại Bảo tàng các nghề thủ công truyền thống ở Semenov cũng lưu giữ bức tranh thánh cuối thế kỷ XVII – trong đó hoa văn cây cỏ mạ thiếc. Họa tiết này người ta thấy xuất hiện trong tất cả những loại hoa văn trang trí của làng Khokhloma.
Chính những họa tiết, hoa văn trang trí Khokhloma tạo đã nên sự khác biệt độc đáo cho bát đĩa gỗ nước Nga. Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, những họa tiết Khokhloma đã phát triển để phù hợp với thị trường và nhưng vẫn giữ được nét độc đáo truyền thống ban đầu của nó.
>>>> Còn chờ gì mà không nhanh tay truy cập Tour du lịch Nga tháng 6 và cũng Worldtrip khám phá nước Nga ngay thôi nào!!!!
Nếu bạn đang gặp khó khăn về thủ tục visa đi Nga, vé máy bay đi Nga, khách sạn Nga. Hãy gọi đến Hotline: 0963 750 675 hoặc 0975 820 479 để được tư vấn nhé!