Cầu Cổng Vàng (Golden Gate Bridge) nối liền vịnh San Francisco và Thái Bình Dương, là một trong những biểu tượng được quốc tế công nhận nhất của San Francisco, California và là một trong những điểm đến không thể thiếu trong các chuyến du lịch Mỹ. Vốn vĩ đại là thế, nhưng Cầu Cổng Vàng luôn là "nạn nhân của quái vật, người ngoài hành tinh, chiến tranh và thảm họa thiên nhiên" và được mệnh danh là Cây cầu bị “phá hủy” nhiều nhất trên phim Hollywood.
Hãy để Worldtrip đưa bạn đi tìm hiểu về những lý do cho biệt danh đó trong bài viết dưới đây:
Cầu Cổng Vàng (Golden Gate Bridge)
Cầu Cổng Vàng nối thành phố San Francisco, California của Mỹ - mũi phía bắc của Bán đảo San Francisco - đến Quận Marin, bao gồm cả Quốc lộ Hoa Kỳ 101 và Quốc lộ 1 California qua eo biển.
Ý tưởng xây dựng cây cầu treo qua lối vào Vịnh San Francisco này là của kỹ sư trưởng Joseph Strauss. Giới kiến trúc sư lúc đó coi đây là ý tưởng điên rồ vì nơi đây thường xuyên có động đất mạnh, chưa kể eo biển nối liền Thái Bình Dương và Vịnh San Francisco rộng tới 1.600 mét và sâu tới 90 mét, tốc độ gió lên đến 100 km/h, dòng thủy triều mạnh đến 7,5 hải lý/giờ và có tình trạng sương mù kéo dài.
Cầu Cổng Vàng (Golden Gate Bridge)
Chưa hết, đề xuất xây cầu của ông còn bị nhiều người “tai to mặt lớn” trong giới kinh doanh và chính trị phản đối, thậm chí là kiện tụng vì lợi ích của họ bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, cuối cùng Joseph Strauss không chỉ thuyết phục được giới chính trị và kinh doanh mà còn kêu gọi được các nhà đầu tư đổ vốn vào công trình vĩ đại này.
Dù quá trình xây dựng cầu cũng gặp không ít gian nan và nguy hiểm, nhưng sau hơn 4 năm, một cây cầu treo màu da cam dài 2,7 km đã được hoàn thành với dáng vẻ vô cùng duyên dáng và màu sắc thì cực kỳ nổi bật.
Cầu Cổng Vàng (Golden Gate Bridge)
2.1. Mặc dù có tên là “Cổng Vàng” nhưng thực tế Golden Gate có màu cam đỏ. Kiến trúc sư tư vấn Irving Morning là người lựa chọn màu sắc cho chiếc cầu để làm nó nổi bật trong lớp sương mù dày đặc và làm bật lên vẻ đẹp lãng mạn của bờ vịnh San Francisco. Trở thành điểm check-in của du khách trong các cung đường thăm quan du lịch Mỹ.
Cầu Cổng Vàng (Golden Gate Bridge) với màu cam đỏ đặc trưng
Cầu Cổng Vàng được đặt tên theo eo biển Cổng Vàng mà nó bắc qua. Eo biển này được Thuyền trưởng John C. Fremont đặt tên năm 1846 khi khắp vùng California đang sôi sục trong cơn sốt vàng. Một lý do khác là eo biển này khiến ông nhớ tới eo biển Sừng Vàng ở thủ đô Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ.
2.2. Có tới 11 người đã chết trong suốt quá trình xây dựng cầu. Không lâu sau khi xây dựng, cầu Cổng Vàng được mệnh danh là “Bãi tự sát nổi tiếng thế giới” vì từ khi được khánh thành năm 1937, có tới hàng ngàn ca tự tử được phát hiện.
2.3. Khi được hoàn thành vào năm 1937, Cầu Cổng Vàng là cây cầu treo dài nhất trên thế giới, và đã trở thành một biểu tượng quốc tế của San Francisco, California, Mỹ. Kể từ khi hoàn thành đến nay đã có tám chiếc cầu khác có chiều dài vượt qua Cầu Cổng Vàng. Đồng thời, độ dài nhịp chính dài tới 1,2km của Cầu Cổng Vàng đã giữ kỷ lục thế giới trong suốt 27 năm.
Cầu Cổng Vàng (Golden Gate Bridge) với nhịp chính dài kỷ lục
2.4. Cầu Cổng Vàng từng được Hiệp hội kỹ sư dân dụng Hoa Kỳ (American Society of Civil Engineers) đưa vafodanh sách “Bảy kỳ quan của thế giới hiện đại” vào năm 1995, cùng với Empire State Building, Eurotunnel và Kênh đào Panama.
Cầu Cổng Vàng (Golden Gate Bridge) – Một trong 7 kì quan của thế giới hiện đại
2.5. Và không thể không kể đến một sự thật thú vị khác là Cầu Cổng Vàng là cây cầu được lên sóng nhiều nhất trong các phim bom tấn
Cầu Cổng Vàng (Golden Gate Bridge) trong X-men: The Last Stand
Một trong những phân cảnh ám ảnh nhất của X-men từ trước tới nay có lẽ là lúc dị nhân Magneto sử dụng năng lực điều khiển kim loại của ông để nhổ bay Cầu Cổng Vàng lên và đặt nó bắc qua một hòn đảo khác để làm lối đi cho nhóm dị nhân.
Cầu Cổng Vàng (Golden Gate Bridge) trong Rise of the Planet of the Apes
Khung cảnh sương mù đặc trưng của vịnh Sanfrancisco có lẽ được khắc họa rõ nhất trong trận chiến trên cầu của Rise of the Planet of the Apes, khi bầy khỉ đột biến đã lợi dụng sương mù để tấn công quân đội Hoa Kỳ.
Cầu Cổng Vàng (Golden Gate Bridge) trong Godzilla
Một trong những cảnh huyền thoại khác đó chính là phần đầu tiên của Godzilla, khi quái vật này tiến vào vịnh San Francisco để tấn công một quái vật khác. Ngay lập tức, nó gặp sự phản công của quân đội Hoa Kỳ và hất bay nhịp chính của cầu.
Cầu Cổng Vàng (Golden Gate Bridge) bị phá hủy bởi sóng thần
Ngoài ra, còn có hàng trăm màn phá hủy, cháy nổ hoàn tráng bởi chiến tranh, quái vật, thảm họa thiên nhiên,… khác được các đạo diễn bố trí ở Cầu Cổng Vàng từ khi xuất hiện các bộ phim viễn tưởng tới nay.
4. Những cung đường du lịch Mỹ qua cầu Cổng Vàng
Không khó để nhận thấy, cầu Cổng Vàng đã trở thành một trong những biểu tượng của nước Mỹ và là biểu tượng của kiến trúc xây dựng cầu trên toàn thế giới. Cầu Cổng Vàng không chỉ là kì công của con người, mà còn là một trong những biểu tượng của cái đẹp, là điểm đến không thể thiếu của du khách trên mỗi hành trình du lịch Mỹ.
Cầu Cổng Vàng (Golden Gate Bridge) là điểm đến không thể thiếu trong các chuyến du lịch Mỹ
4.1. Cung đường liên tuyến Tây – Đông nước Mỹ
Điểm khởi hành: Hà Nội, TP.HCM
Điểm đến: San Francisco – Solvang – San Diego – Hollywood – Los Angeles – Las Vegas – Hoover Dam – Grand Canyon – Washington DC – Philadelphia – New York
Thời gian: 12 ngày 11 đêm
Hành trình chi tiết: Xem thêm TẠI ĐÂY
4.2. Cung đường liên tuyến Đông – Tây nước Mỹ
Điểm khởi hành: Hà Nội, TP.HCM
Điểm đến: New York – Philadelphia – Washington DC – Las Vegas – Los Angeles - Hollywood
Thời gian: 10 ngày 9 đêm
Hành trình chi tiết: Xem thêm TẠI ĐÂY
Cầu Cổng Vàng (Golden Gate Bridge) là điểm đến không thể thiếu trong các chuyến du lịch Mỹ
Hãy để Worldtrip đồng hành cùng quý khách trong chuyến du lịch Mỹ và các điểm đến sắp tới. Xem thêm về Worldtrip TẠI ĐÂY.