20 Khải hoàn môn ấn tượng nhất thế giới (phần 2)

20 Khải hoàn môn ấn tượng nhất thế giới (phần 2)

 

Trong suốt lịch sử thế giới, các đế chế luôn muốn xây dựng các kì quan để lưu giữ lại những dấu mốc lịch sử quan trọng và gắn liền với thành tựu của họ. Đôi khi là những công trình bằng đá vĩ đại, những tòa nhà chọc trời, đặc biệt trong số đó là những cánh cổng bề thế và thực sự phức tạp. Chính người La Mã đã làm cho việc xây dựng những cánh cổng biểu tượng trở nên phổ biến, dành riêng cho các chiến thắng quân sự và các nhân vật lịch sử nổi tiếng. Sau khi La Mã sụp đổ cho tới nay, đã xuất hiện thêm nhiều cánh cổng khác gắn với văn hóa và trở thành biểu tượng của nhiều quốc gia trên thế giới. Vậy hãy cùng Worldtrip xuyên không qua những cánh cổng này trong bài viết dưới đây - Phần 2.

11. Triumphal Arch (Nga)

Công trình được hoàn thiện vào năm 1829, kỉ niệm chiến thắng của Nga Hoàng trước Napoleon, trước đó, nơi đây cũng đã đặt một kiến trúc tương tự bằng gỗ.

worldtrip

Triumphal Arch (Nga)

12. Golden Gate (Jerusalem)

Nằm ở Jerusalem, Golden Gate's được gọi là “Sha'ar Harachamim” ("Cổng của lòng thương xót"). Đó là cổng phía đông duy nhất của Núi Temple và đã được tôn sùng trong suốt lịch sử và được cho là cổng lâu đời nhất của Jerusalem. Truyền thuyết của người Do Thái cũng gắn liền sự tồn tại của cánh cổng với sự xuất hiện của Đấng cứu thế và các truyền thuyết Thiên Chúa.

worldtrip

Golden Gate (Jerusalem)

13. Patuxai (Lào)

Được tài trợ bởi chính phủ Hoa Kỳ và được xây dựng từ năm 1957 đến 1968, Patuxai là một tượng đài kỉ niệm nền độc lập của Lào sau sự cai trị của thực dân Pháp. Công trình này có bốn vòm và năm tòa tháp tượng trưng cho mỗi nguyên tắc của Phật giáo: tính dễ hiểu, linh hoạt, trung thực, danh dự và thịnh vượng.

worldtrip

Patuxai (Lào)

14. Arch of Triumph (Triều Tiên)

Arch of Triumph được hoàn thiện vào năm 1982 và trở thành biểu tượng của sự độc lập tại Triều Tiên.

worldtrip

Arch of Triumph (Triều Tiên)

15. Gateway (Ấn Độ)

Sau bốn năm xây dựng, cánh cổng này được hoàn thành vào năm 1924 tại Mumbai. Khi Ấn Độ được tuyên bố độc lập sau ách cai trị của thực dân Anh, quân đội cuối cùng của Anh rời khỏi Ấn Độ đã đi qua cánh cổng này. Tuy nhiên, ban đầu nó lại được người Anh xây dựng để kỷ niệm sự xuất hiện của Vua George V và Nữ hoàng Mary.

worldtrip

Gateway (Ấn Độ)

16. India Gate (Ấn Độ)

India Gate có vai trò như một đài tưởng niệm sự hy sinh của 82.000 binh sĩ Ấn độ trong thế chiến thứ nhất, cổng này nằm ở Bang New Delhi. Đỉnh của cổng có hình dáng như một chiếc bát để chứa đầy chất đốt – đánh dấu những ngày kỉ niệm trọng đại. Ngoài ra, tên của hơn 13.000 người lính cũng được khắc dấu lên công trình này.

worldtrip

India Gate (Ấn Độ)

17.  Buland Darwaza (Ấn Độ)

Buland Darwaza hay “Cổng cao”, "Cánh cửa chiến thắng", được xây dựng vào năm 1575 bởi hoàng đế Akbar của Mughal để kỷ niệm chiến thắng của ông trước Gujarat. Đây là một trong những cửa ngõ ra vào cao nhất thế giới với 42 bậc tahng và chiều cao khoảng 54 mét tính từ mặt đất. Kiến trúc lịch sử này được xây dựng bằng đá sa thạch đỏ, kết hợp với đá cẩm thạch với vai trò như  một lối vào của nhà thờ Hồi giáo Jama Masjid.

worldtrip

Buland Darwaza (Ấn Độ)

18. Ngọ Môn - Tử Cấm Thành (Trung Quốc)

Tử Cấm Thành là một khu phức hợp cung điện rộng nhất thế giới – vưới diện tích khoảng 720 ngàn mét vuông. Nơi đây được xây dựng từ năm 1406 đến năm 1420, Tử Cấm Thành gồm 980 tòa nhà, được cho là có 9.999 phòng. Cung điện minh chứng cho sự xa hoa của nơi mà các Hoàng đế Trung Hoa từng sinh sống, đồng thời thể hiện rõ nét kiến trúc cung đình truyền thống Trung Quốc, ảnh hưởng đến sự phát triển văn hóa, kiến trúc ở Đông Á cũng như nhiều nơi khác.

Trong đó, Ngọ Môn hay cổng chính của Tử Cấm Thành được xây dựng vào năm 1420, bao gồm 5 cửa. Cửa chính giữa là một phần của con đường đế vương, một con đường rợp cờ bằng đá, tạo thành trục trung tâm của Tử Cấm Thành và cả thành cổ Bắc Kinh. Hoàng đế là người duy nhất được đi bộ hoặc đi xe trên con đường đế vương, Hoàng hậu trong ngày hôn lễ và nho sinh đỗ đạt cao trong mỗi kì khoa cử là hai trường hợp ngoại lệ. Phần trên Ngọ Môn là một lầu các rộng chín gian, sâu năm gian.

worldtrip

Ngọ Môn - Tử Cấm Thành (Trung Quốc)

19. Thiên An Môn (Trung Quốc)

Thiên An Môn được coi là trái tim của Bắc Kinh, với diện tích quảng trường phía trước rộng tới gần 44ha. Cổng được xây dựng vào năm 1417 và là nơi gắn với lịch sử Trung Quốc từ thời kì nhà Minh và nhà Thanh cho tới thời kì hiện đại ngày nay.

worldtrip

Thiên An Môn (Trung Quốc)

20. Washington Square Arch (Mỹ)

Là một công trình được lấy cảm hứng từ các cổng vòm La Mã, Arch Square Arch được xây dựng vào năm 1889 để kỷ niệm 100 năm lễ nhậm chức của George Washington. Toàn bộ công trình được xây dựng bằng đá cẩm thạch, vừa giống như một lối vào Công viên Quảng trường Washington và vừa trở thành một tượng đài lớn của thành phố New York.

worldtrip

Washington Square Arch (Mỹ)

Những "khải hoàn môn" hay những cánh cổng vòm mà Worldtrip vừa liệt kê không chỉ là biểu tượng gắn với sự kiện quan trọng tại các quốc gia, mà nó còn trở thành nguồn cảm hứng về kiến trúc, văn hóa có tầm ảnh hưởng tới nhiều nước trên thế giới. Hãy để Worldtrip đồng hành cùng mỗi chuyến đi sắp tới của bạn.

Đọc tiếp 20 "KHẢI HOÀN MÔN" ẤN TƯỢNG NHẤT TRÊN THẾ GIỚI (Phần 1)

Xem thêm về Worltrip TẠI ĐÂY.

 

 

Có thể bạn quan tâm

Tìm kiếm cẩm nang

Văn phòng Hà Nội

Văn phòng Hồ Chí Minh

Chat ngay